Làm sao viết một ca khúc - bài 5

( xem từ đầu click vô đây )

Xin nói thêm với các bạn về ví dụ thứ hai – bài Quê quán ơi , như đã nói ở bài một , xin nhắc lại: bài thơ có thể chỉ vài câu hoặc dàn trải mênh mông bất tận tùy thuộc vào cảm xúc và ý tưởng xuất hiện nhà thơ muốn thể hiện trong bài thơ .Còn bài hát thì nó có “khuôn khổ”  rất đặc trưng. Nó không được phép tràng giang đại hải nó không khác nào bạn chỉ được phép phát biểu trong thời lượng cho phép từ 3-4 phút.

Tất nhiên bạn có thể giữ  bài thơ dài y gần như nguyên bài như trường hợp cụ Phạm Duy phổ bài thơ Màu Tím hoa sim thành bài Áo anh sứt chỉ đường tà vẫn được . Nhưng mới bắt đầu tập phổ nhạc và điều đáng lưu ý thời đại của mình hôm nay khác ngày trước , người nghe không có nhiều thời gian cho một bài hát lê thê như xưa , bạn nên dùng 2 đoạn AB thôi .

  Phạm Duy là nhạc sỹ làm chủ  kỹ thuật phổ những bài thơ dài vẫn níu giữ người nghe từ đầu đến cuối và theo cụ kể thì để hoàn thành bài này trong nhiều năm chứ không phải là phổ ngay được liền , viết từ năm 1948 tung ra năm 1971  .

Cụ Phạm Duy cho biết : “ bài Áo anh sứt chỉ đường tà tuy có vẻ buồn thương, nhưng không bi lụy mà bi hùng! Tôi nghĩ, bổn phận của người nghệ sĩ trong thời chiến phải biến cái bi thành cái hùng. Bài thơ của anh Hữu Loan có cả hai yếu tố đó và trong bản nhạc người nghe cũng nghe được cả hai tiếng: tiếng hùng và tiếng bi. Tôi soạn thành một “ca khúc” dài tới 7 đoạn gồm khoảng 80 khuông.

Vì là một truyện ca dài, bài hát được chia ra 6 đoạn, nói tới chuyện một anh chiến binh từ mặt trận trở về, cưới xong người con gái anh yêu, rồi lại phải trở về quân ngũ. Ở chiến trường, nhiều khi nhớ vợ, lo lắng cho vợ. Ở quê nhà, bỗng không may người vợ trẻ bị chết đuối, anh không được gặp mặt vợ. Lòng anh rất buồn nhưng vẫn hăng hái theo đoàn chiến sĩ ra đi. Trên đường hành quân, qua những đồi sim, anh nghe thấy có tiếng văng vẳng ru: À ơi, Áo anh sứt chỉ đường tà, vợ anh chết sớm, mẹ già chưa khâu…”.

Thế nhưng  anh Phạm Văn Hạng kể lại sau 1975 tác giả bài thơ Màu tím hoa sim là nhà thơ Hữu Loan vào trong miền Nam nghe cái bài phổ thơ cụ thành bài nhạc Bolero của nhạc sỹ Dzũng Chinh  thì cụ khóc liền còn Áo anh sứt chỉ đường tà thì cụ lại không khóc !

Nhạc sỹ Phạm Duy và nhà thơ Hữu Loan

Mà bạn thấy bài nhạc sỹ Phạm Duy kì công , tuyệt vời  và “học thuật” hơn , diễn tả được đồng thời cả hai nét bi hùng trong ca khúc của cụ phổ , nên muốn nói bạn khoan  bê nguyên si bài thơ để phổ , nhỡ gặp bài dài lấy ý , chọn câu gọt đẽo cho vừa khuôn khổ 2 đoạn AB trước đã cũng có thể làm cho ai đó xúc động.

Bạn xem lại bài thơ nguyên bản và ca từ các ca khúc phổ từ bài thơ này .

Bài thơ của nhà thơ Hữu Loan

Nàng có ba người anh đi bộ đội
Những em nàng
Có em chưa biết nói
Khi tóc nàng xanh xanh

Tôi người Vệ quốc quân
xa gia đình
Yêu nàng như tình yêu em gái
Ngày hợp hôn
nàng không đòi may áo mới

Tôi mặc đồ quân nhân
đôi giày đinh
bết bùn đất hành quân
Nàng cười xinh xinh
bên anh chồng độc đáo
Tôi ở đơn vị về
Cưới nhau xong là đi
Từ chiến khu xa
Nhớ về ái ngại
Lấy chồng thời chiến binh
Mấy người đi trở lại
Nhỡ khi mình không về
thì thương
người vợ chờ
bé bỏng chiều quê...

Nhưng không chết
người trai khói lửa
Mà chết
người gái nhỏ hậu phương
Tôi về
không gặp nàng
Má tôi ngồi bên mộ con đầy bóng tối
Chiếc bình hoa ngày cưới
thành bình hương
tàn lạnh vây quanh

Tóc nàng xanh xanh
ngắn chưa đầy búi
Em ơi giây phút cuối
không được nghe nhau nói
không được trông nhau một lần

Ngày xưa nàng yêu hoa sim tím
áo nàng màu tím hoa sim
Ngày xưa
một mình đèn khuya
bóng nhỏ
Nàng vá cho chồng tấm áo
ngày xưa...

Một chiều rừng mưa
Ba người anh trên chiến trường Đông Bắc
Được tin em gái mất
trước tin em lấy chồng
Gió sớm thu về rờn rợn nước sông
Đứa em nhỏ lớn lên
Ngỡ ngàng nhìn ảnh chị
Khi gió sớm thu về
cỏ vàng chân mộ chí

Chiều hành quân
Qua những đồi hoa sim
Những đồi hoa sim
những đồi hoa sim dài trong chiều không hết
Màu tím hoa sim
tím chiều hoang biền biệt
Có ai ví như từ chiều ca dao nào xưa xa
Áo anh sứt chỉ đường tà
Vợ anh chưa có mẹ già chưa khâu
Ai hỏi vô tình hay ác ý với nhau
Chiều hoang tím có chiều hoang biết
Chiều hoang tím tím thêm màu da diết
Nhìn áo rách vai
Tôi hát trong màu hoa
Áo anh sứt chỉ đường tà
Vợ anh mất sớm, mẹ già chưa khâu...
Màu tím hoa sim, tím tình trang lệ rớm
Tím tình ơi lệ ứa
Ráng vàng ma và sừng rúc điệu quân hành
Vang vọng chập chờn theo bóng những binh đoàn
Biền biệt hành binh vào thăm thẳm chiều hoang màu tím
Tôi ví vọng về đâu
Tôi với vọng về đâu
Áo anh nát chỉ dù lâu...

Phạm Duy – Áo anh sứt chỉ đường tà

Nàng có ba người anh đi bộ đội lâu rồi
Nàng có đôi người em có em chưa biết nói
Tóc nàng hãy còn xanh, tóc nàng hãy còn xanh...
Tôi là người chiến binh xa gia đình đi kháng chiến
Tôi yêu nàng như yêu người em gái tôi yêu
Người con gái tôi yêu, người em gái tôi yêu.
Ngày hợp hôn tôi mặc đồ hành quân
Bùn đồng quê bết đôi giầy chến sĩ
Tôi mới từ xa nơi đơn vị về
Tôi mới từ xa nơi đơn vị về
Nàng cười vui bên anh chồng kỳ khôi
Thời loạn ly có ai cần áo cưới
Cưới vừa xong là tôi đi.
Cưới vừa xong là tôi đi.

Từ chốn xa xôi nhớ về ái ngại
Lấy chồng chiến binh mấy người trở lại
Mà nhỡ khi mình không về
Thì thương người vợ, bé bỏng chiều quê.
Nhưng không chết người trai chiến sĩ
Mà chết người gái nhỏ miền suôi
Nhưng không chết người trai chiến sĩ
Mà chết người gái nhỏ miền suôi
Nhưng không chết người trai chiến sĩ
Mà chết người gái nhỏ miền suôi
Hỡi ôi ! Hỡi ôi !

Tôi về không gặp nàng
Má ngồi bên mộ vàng
Chiếc bình hoa ngày cưới
Ðã thành chiếc bình hương
Nhớ xưa em hiền hoà
Áo anh em viền tà
Nhớ người yêu mầu tím
Nhớ người yêu mầu sim.
Giờ phút lìa đời
Chẳng được nói một lời
Chẳng được ngó mặt người...

Nàng có ba người anh đi bộ đội lâu rồi
Nàng có đôi người em, những em thơ sẽ lớn
Tóc nàng hãy còn xanh, tóc nàng hãy còn xanh
Ôi một chiều mưa rừng trên chiến trường Ðông Bắc
Ba người anh được tin người em gái thương đau
Và tin dữ đi mau, rồi tin cưới đi sau.

Chiều hành quân qua những đồi sim
Những đồi sim, những đồi sim, đồi tím hoa sim
Tím cả chiều hoang biền biệt
Rồi mùa Thu trên những dòng sông
Những dòng sông, những dòng sông làn gió Thu sang
Gió rờn rợn trên mộ vàng
Chiều hành quân qua những đồi sim
Những đoàn quân, những đoàn quân và tiếng quân ca
Có lời nào ru ời ời :
À ơi ! À ơi ! Áo anh sứt chỉ đường tà
Vợ anh chết sớm, mẹ già chưa khâu
Những đồi sim, những đồi sim, đồi tím hoa sim
Ðồi tím hoa sim, đồi tím hoa sim
Ðồi tím hoa sim, đồi tím hoa sim
Ðồi tím hoa sim...

 Nhạc sỹ Anh Bằng (1926-2015)

Chuyện hoa sim



 

Rừng hoang đẹp nhất hoa màu tím
Chuyện tình thương nhất chuyện hoa sim
Có người con gái xuân vời vợi
Tóc còn ngăn ngắn chưa đầy búi

Ngày xưa nàng vẫn yêu màu tím
Chiều chiều lên những đồi hoa sim
Đứng nhìn sim tím hoang biền biệt
Nhớ chồng chinh chiến miền xa xăm

ĐK:
Ôi lấy chồng chiến binh
Lấy chồng thời chiến chinh, mấy người đi trở lại
Sợ khi mình đi mãi, sợ khi mình không về
Thì thương người vợ chờ bé bỏng chiều quê
Nhưng không chết người trai khói lửa
Mà chết người em nhỏ hậu phương
Mà chết người em gái tôi thương

Đời tôi là chiến binh rừng núi
Thường ngày qua những đồi hoa sim
Thấy cành sim chín thương vô bờ
Tiếc người em gái không còn nữa

Tại sao nàng vẫn yêu màu tím
Màu buồn tan tác phải không em
Để chiều sương tím hoang biền biệt
Để mình tôi khóc chuyện hoa sim.

 

Dzũng Chinh (1941-1969)

Sheet: Nốt nhạc và lời - Những đồi hoa sim - Dzũng Chinh

Những đồi hoa sim ôi những đồi hoa sim tím chiều hoang biền biệt
Vào chuyện ngày xưa nàng yêu hoa sim tím khi còn tóc búi vai!
Mấy lúc xông pha ngoài trận tuyến
Ai hẹn được ngày về rồi một chiều mây bay
Từ nơi chiến trường đông bắc đó
lần ghé về thăm xóm hoàng hôn tắt sau đồi

Những chiều hành quân ôi những chiều hành quân
tím chiều hoang biền biệt
Một chiều rừng mưa được tin em gái mất
chiếc thuyền như vỡ đôi!
Phút cuối không nghe được em nói
không nhìn được một lần dù một lần đơn sơ
Để không chết người trai khói lửa
mà chết người em nhỏ hậu phương tuổi xuân thì



Ôi ngày trở lại nhìn đồi sim nay vắng người em thơ
Ôi đồi sim tím chạy xa tít tan dần theo bóng tối

Xưa xưa nói gì bên em . . .
Một người đi chưa về mà đành lỡ ước tơ duyên
Nói nói gì cho mây gió
Một rừng đầy hoa sim nên để chiều đi không hết

3.
Tím cả chiều hoang nay tím cả chiều hoang
đến ngồi bên mộ nàng
Từ dạo hợp hôn nàng không may áo cưới
thoáng buồn trên nét mi
Khói buốt bên hương tàn nghi ngút
Trên mộ đầy cỏ vàng
Mà đường về thênh thang
Đồi sim vẫn còn trong lối cũ
Giờ thiếu người xưa ấy đồi hoang mới tiêu điều!

Qua đây bạn thấy một bài thơ có nhiều cách tiếp cận và cái khác biệt giữa các ca khúc phổ cùng một bài thơ là cách sắp xếp bố cục lại khổ thơ , mượn ý chứ không nhất thiết cứng nhắc vô từng câu từng chữ .Và không  thể nói rằng một bài thơ đó đã được phổ nhạc rồi là không thể phổ được nữa ! Cùng một bài thơ có thể cho ra đời được nhiều bài hát khác nhau do cách phổ nhạc khác nhau .

Nếu như một giai điệu có thể bị trùng lặp 100% nhưng bạn yên tâm rằng một khi bạn chọn một bài thơ nào đó để tự mình phổ nhạc không bao giờ sợ trùng với một ai khác đã phổ bài thơ trước đó cả, xác suất đó chắc chắn hầu như bằng không .

( xem tiếp click vô đây )

D.FOLA djembe đến từ châu Phi hiện có mặt tại :
Đà Nẵng : 250 Lê Thanh Nghị, 4 Hoàng Hoa Thám, 36 Trần Phú.
 hoặc mua trực tuyến  tại Tiki.vn hoặc Sendo.vn

Back To Top