Làm sao viết một ca khúc - bài 4

( xem từ đầu click vô đây )

Thật may mắn cho chúng ta sống trong thời đại có internet, việc tìm kiếm dữ liệu tài liệu học tập nằm ngay trên đầu ngón tay của mình . Trang hopamviet.net là một trong những trang bổ ích cho việc giúp các bạn trong việc  học hỏi cách soạn một ca khúc . Trang này ngoài lời hát còn ghi thêm hợp âm  , việc điều chỉnh thay đổi hợp âm chủ rất thuận tiện ,nhiều bài còn có cả sheet nhạc và có cả audio , video về ca khúc đi cùng nên rất tiện cho bạn tham khảo .

Nên lấy ví dụ về thơ phổ nhạc trên này thì cũng rất là nhiều nhưng như vậy e các bạn sẽ nghĩ nói thì ai chả nói được hi hi , nên qua sẽ lấy ví dụ từ các bài hát của qua để minh họa trước.

Ban đầu bạn nên chọn bài thơ cân đối tầm một câu 5 chữ  , khổ thơ vừa vặn với một ca khúc nghĩa là có thể để nguyên không cần cắt gọt gì nhiều để phổ .

Đây là một bài thơ như vậy của nhà thơ Giang Tuấn Đạt , có tên là Mưa và được phổ thành bài hát Chỉ còn lại cơn mưa . Lời bài hát chỉ chỉnh vài từ còn khổ thơ vẫn giữ nguyên

Chỉ còn lại cơn mưa                          Chỉ còn lại cơn mưa
Ngang qua chiều mùa hạ                 Ngang qua Trời mùa hạ
Đã từ biệt nhau chưa                       Đã từ biệt nhau đâu
Sao em đi vội vã?                                Sao em đi vội vã?

Cũng là cơn mưa này                       Cũng là cơn mưa này
Ngày xưa mình gặp gỡ                     Khi xưa mình gặp gỡ                  
Bây giờ chỉ còn đây                           Bây giờ chỉ còn đây
Những nỗi buồn rất cũ                     Những nỗi buồn đã cũ

Ngỡ chỉ là giọt nước                         Ngỡ chỉ là giọt nước
Thoảng rồi sẽ qua mau                    Tháng ngày sẽ trôi mau                  
Nhưng ai mà biết được                    Nhưng ai mà biết được
Tạnh rồi mới thấy đau                     Tạnh rồi mới thấy đau.

Giá mà tôi có thể                              Giá mà tôi có thể
Ước những gì ngày xưa                   Ước những điều ngày xưa
Chỉ ồn ào thoáng chốc                      Những giận hờn thoáng chốc
Giống như là cơn mưa                       Như là những cơn mưa.

Đoạn A từ Chỉ còn lại cơn mưa  đến Những nỗi buồn đã cũ

Đoạn B từ Ngỡ chỉ là giọt nước đến Như là những cơn mưa .

No photo description available.

Bạn chú ý hình tiết tấu của mỗi câu trong đoạn A đều giống nhau

Và hình tiết tấu của  mỗi câu đoạn B đều giống nhau .

Hình tiết tấu của câu trong đoạn A khác trong đoạn B ở phách mạnh. Từ cuối trong đoạn A rớt xuống đầu khuôn nhạc ( phách mạnh - chữ viết hoa ) :

 CHỈ còn lại cơn/MƯA ngang qua trời mùa/HẠ đã từ biệt nhau/ ĐÂU

Trong đoạn B thì từ đầu tiên rớt xuống đầu khuôn nhạc tức phách mạnh :

/NGỠ chỉ là giọt nước/ THÁNG ngày sẽ trôi mau /NHƯNG ai mà biết được/…

 

Ta cần có sự thay đổi nhỏ để tránh sự nhàm chán của sự lặp đi lặp lại một tiết tấu và tạo sự khác biệt giữa hai đoạn A và B .

Bạn nhìn vô sự sắp xếp , tôi gọi là phân câu , từng câu thơ trong từng khuôn nhạc . Mới đầu thực hành ta nên chú trọng hết sức giữ sự cân đối trong việc phân câu để luyện thành thói quen chấp hành luật bất thành văn : luật cân phương trong sáng tác ca khúc. Và bài Chỉ còn lại cơn mưa sẽ được hát lên như thế này :

 

Không phải lúc nào bạn cũng có thể may mắn chọn được một bài thơ mà cấu trúc  nó vừa vặn y khuôn một ca khúc , ví dụ như bài thơ dài ngoằng Mộng mị quanh đời 430 chữ  như thế này

Phố thi xuôi về nơi khúc sông nhỏ, mùa xuân
đánh rơi dưới chân cầu cũ , lấm tấm những hạt vui,
những dấu buồn khuất lấp.

Hoa cải vàng bao nghìn thu
cũng một màu thảng thốt.
Mưa bụi bay tháng giêng ơi
một chiều không đổi.

Vẫn là một màu sương ấy, bập bùng trong trái tim
rung như quả lắc, mập mờ một điều rất mới.

Hiu hắt triền đê bóng chiều hấp hối.
Chợt ngại ngần muốn hỏi
Khế trong vườn hoa tím chưa em ?

Ta phiêu dạt cũng là điều bất đắc
như cây đổi mùa, gió lộng triền sông.
Cũng như em mưa nắng đã vô thường,
cầm trên tay biết lá rụng về đâu.

Về đâu , về đâu
một thời tăm tối
vàng lạnh môi người
vời vợi...

Và mộng tưởng bao giờ cũng thực
mà đời chẳng khi nào là mộng
nên ta cứ về
đứng đợi dưới trời sao...

Phố phường bao năm phập phờ ngơ ngác,
ẩn ức lòng mình hoài tiếc một thời xa.
Những đợt sóng vọng âm của ngày bảo rớt,
gửi cho ai niềm ái ngại phía dòng sông.

Đêm thiếu ngủ trở hoài cơn gió hú
Đợi ngày về mê mãi tháng năm trong
Mà thôi, ta chỉ là khách bao lần trở lại
Nặng lắm lòng mình chẳng dám nhìn ai
Khách thì lạ mà đời thì xuôi ngược
thì trách chi mưa nắng bên thềm.
Sao lại thế, nỗi hương quan bong bóng,
hoa cỏ dửng dưng cả trời mây tím tái.
Quê quán ơi, bao lần trở lại
cũng chỉ để mà đi

Biển nhớ sông
sông lại nhớ đầu nguồn
Ngồi trước biển cứ nhắc về núi
Ở non cao đăm đắm phía đồng bằng
Mưa rát mặt một thời cổ xứ
Ừ bạn cũ cứ về đây quanh chiếu rượu
Ba mươi năm mộng rớt giữa giang hà
Câu thơ cũ bạn đọc như sóng dội
Ta mềm môi theo cuộc ta bà.
Vẫn là nắng của một thời mây trắng
Hơn nữa đời chưa đi hết chiêm bao
Hoang hoải quá những ngày xưa đối bóng
Tìm nhan sắc mà kể chuyện tang bồng.

Tóc bạc rồi, sông nước cũng đầy vơi
Bạn cười vui như lão ngoan đồng
Ta muốn khóc đã thèm chiều ly biệt
Sợ có ngày bạn cũ cũng thưa dần
Dẫu có biết ngàn trùng sau núi dựng
Ta rong chơi đến bữa sẽ quay về
Này tóc tiên nét kiều xưa phủ dụ
Để đời ta huynh đệ cứ sum vầy.

để vừa khuôn khổ một ca khúc qua  phải đẽo gọt chỉ còn  90 chữ  và lời bài hát Quê quán ơi nó thành thế này

Phố thị xuân về nơi khúc sông nhỏ
hoa cải vàng mưa bụi bay bay
hiu hắt triền đê chợt ngại ngần
khế trong vườn hoa tím chưa em

Mộng với anh bao giờ cũng thực
mà đời có khi nao là mộng
đời phiêu dạt là điều anh chẳng muốn
để bây giờ em mưa nắng vô thường

Biển nhớ sông sông nhớ đầu nguồn
ngồi với biển lại nhớ về phố núi
quê quán ơi bao lần trở lại
trở lại bao lần cũng chỉ để mà đi

Công đoạn cắt gọt đục đẽo xong bạn lại tiến hành phân câu cho ca từ mới hình thành từ bài thơ này

Image may contain: text

Và hát lên sẽ như thế này

Trường hợp nữa là bài thơ hơi ngắn , không vừa khuôn khổ  một ca khúc , ví dụ bài thơ Nhớ của Trương Công Luận

NHỚ -  Trương Công Luận
 

Hoa thơm, hương gửi gió
chim ca, lời gửi mây
anh xa em, nỗi nhớ
biết gửi vào đâu đây?
...

Ngỡ như là chia tay
hôm nao rồi gặp lại
vậy mà ta xa mãi
(chắc trăm năm còn xa)

làng cũ chiều anh qua
nghe ầu ơ ai hát
ơi con sáo sang sông
hát chi, mà cháy lòng....

Ta phải dùng thủ pháp lặp lại nhưng không trùng lặp bằng cách sửa đổi một vài nốt khi lặp lại cộng thêm vài câu nhạc không lời đệm .

Trường hợp bắt gặp chỉ một vài  câu thơ hay mà thích phổ thì bạn phải viết thêm cho đủ khổ , ví dụ , lang thang trên fb qua bắt gặp hai câu của Trịnh Sơn :

buồn gần thôi chớ buồn xa
đừng cho mắt ướt ngóng ra ngoài đường

mình viết thành bài hát Ngày ta chia tay 

Và hát lên sẽ như vầy

Khi phân câu xong bước tiếp theo là làm cho các câu đó có nhịp điệu phù hợp với phần ca từ , nhịp điệu đó phải tương thích với  nội dung ca từ mà bạn muốn hát lên .

(  tiếp theo click vô đây )

D.FOLA djembe đến từ châu Phi hiện có mặt tại :
Đà Nẵng : 250 Lê Thanh Nghị, 4 Hoàng Hoa Thám, 36 Trần Phú.
 hoặc mua trực tuyến  tại Tiki.vn hoặc Sendo.vn

Back To Top