Làm sao viết một ca khúc - bài 2

D.FOLA djembe đến từ châu Phi hiện có mặt tại :
Đà Nẵng : 250 Lê Thanh Nghị, 4 Hoàng Hoa Thám, 36 Trần Phú.
hoặc mua trực tuyến  tại Tiki.vn hoặc Sendo.vn

 

( xem lại bài 1 click vô đây)

Chính cái “khuôn khổ” này đã làm ra sự khác biệt rõ nét giữa hát lên  một ca khúc và sự ngâm nga một bài thơ . Không phải bạn cứ lấy bất cứ bài thơ nào rồi lên trầm xuống bỗng sẽ cho ra đời một ca khúc.

Từ bài hát hay ca khúc hôm nay trước đây các cụ nhà mình gọi nó là tân nhạc cũng là để đánh cái dấu mốc sự khác biệt này.

Tân nhạc nghĩa là nhạc mới để rõ nó không giống với nhạc đã có trước nó mà ở đây chính là ca khúc hay là bài hát.

Tất nhiên trước khi có tân nhạc thì không phải các cụ nhà ta ngày xưa không biết hát hay không có bài hát , cũng như các cụ bà ngày xưa không phải không có răng nhưng mà nó màu đen hay văn vẻ thơ ca là hạt huyền chứ không trắng tinh như bây giờ.

Trước khi tân nhạc ra đời các cụ có nhiều loại hát như là hát trống quân, hát cò lã , ả đào , chèo , bộ , cải lương …

Theo cụ Phạm Duy (1921-2013) – bố già  ca khúc  kể lại thì đến đầu 1930 VN vẫn chưa có tân nhạc :

Vào những năm đầu của thập niên 30, tôi mới là cậu bé đang bước vào tuổi lên
mười. Không như những thiếu nhi, thiếu niên trong các thập niên sau này, sẽ có
hàng chục hay hàng trăm bài hát cho tuổi của các em, lúc đó, tôi không có tới dăm
ba bài ca để hát một mình, hát chung với bạn bè hay là hát biểu diễn cho ai nghe cả.

Mà những bài hát ấy cũng chỉ dùng những điệu hát cổ ví dụ :

Tôi chờ cô tối qua
Suốt canh chầy chẳng thấy cô ra.
Chờ bấy lâu mới biết cô là
Cô là người tôi hằng mơ mến yêu...

Đó là một điệu hát cổ : điệu Bình Bán, một bài hát dùng ve gái của thanh niên lúc bấy giờ.

“Trong những năm đầu của thập niên 30, vì chưa có ai dám nghĩ đến chuyện sáng
tác ca khúc mới với cả nhạc điệu với lời ca cho nên người ta chỉ dám dùng các điệu
đã quen biết để làm lời ca mới phù hợp với nhu cầu của mình. Một số điệu Tầu đã
từng được thu dụng trên sân khấu Việt Nam cũng được người ta soạn lời ca mới để
hát chơi.”

Tuy nhiên, điệu nhạc Tầu hay điệu nhạc Việt Nam cổ truyền, vốn nằm trong nét nhạc
ngũ cung quá quen thuộc, dẫu có hát lên với lời ca mới, vẫn chưa thoả mãn được nhu
cầu cần thay đổi một không khí âm nhạc của tuổi trẻ hồi đầu thập
niên 30.”

 Cái mới với thanh niên lúc đó theo Phạm Duy  là những bài hát Tây Phương, được phổ biến tại Việt Nam dưới hình thức đĩa hát loại 78 tours, hoặc được phô diễn trên màn ảnh chiếu phim nói .

Người đầu tiên biết sử dụng điệu hát Tây và phổ biến trong công chúng Việt Nam là nghệ sĩ Huỳnh Thủ Trung tức Tư Chơi.  Bố già ca khúc cho biết :

“ Một xu hướng đi tìm không khí mới cho âm nhạc Việt Nam đã thực sự ra đời khi
nghệ sĩ Tư Chơi khẳng định đường lối soạn nhạc của ông. Ông soạn một số bài hát
mà ông gọi đích danh là bài ta theo điệu Tây. Hoặc ông dùng nguyên vẹn những
điệu Tây, chẳng hạn điệu Hoài Tình của ông, rất phổ biến trong giới Cải Lương, có
thể khởi sự từ bài Tabou, bài này, theo tôi, cũng còn là bài đẻ ra nhiều bản đầu tay
của một số mầm non nhạc sĩ vào hồi Tân Nhạc mới được thành lập.”

Cùng một lúc với việc anh Tư Chơi tung ra trên sân khấu loại hát anh gọi là bài ta theo điệu Tây, thì trong giới yêu nhạc, với đa số là nam nữ trong tuổi thanh xuân, cũng có phong trào chuyển ngữ các bài hát Tây do các ca sĩ thời thượng như Tino Rossi, Rina Ketty, Albert Préjean, Georges Milton... hát vào đĩa hát 78 tours.

Suốt mấy năm liền, từ 1935 cho tới 1938, rất nhiều các bài hát của Pháp  và của Mỹ  đã được phổ biến mạnh mẽ với lời ca tiếng Việt, soạn bởi một nhà báo trẻ tên là Mai Lâm.

Sau thời gian tung hoành của những bài ta theo điệu Tây các thanh niên yêu nhạc muốn có những bài hát hoàn toàn Việt Nam không còn vay mượn Tàu , Tây nữa .

Nguyễn Văn Tuyên là một thanh niên gốc Huế làm cho một công sở của Pháp đã thử soạn ra mấy bài hát mới được bạn bè hoan nghênh nhất là một công chức kiêm thi sỹ có tên là Nguyễn Văn Cổn . Ông này đưa thơ mình để phổ nhạc và soạn luôn lời ca cho những bản nhạc không lời của Nguyễn Văn Tuyên. Và ông Cổn này còn giới thiệu với thống đốc Nam Kỳ lúc bấy giờ tài trợ cuộc diễn thuyết của Nguyễn Văn Tuyên  tại các thành phố Huế, Hải Phòng, Hà Nội . Chính Nguyễn Văn Cổn là người đặt tên cho loại nhạc mới này là âm nhạc cải cách .

Tháng 3 năm 1938, Nguyễn Văn Tuyên tới Hội TRÍ TRI ở Hà Nội và Hội TRÍ TRI ở Hải Phòng sau khi đã dừng chân tại Huế để làm công việc ông gọi là vận động cho âm nhạc cải cách.

Bố già ca khúc Phạm Duy cũng tiết lộ :

" Riêng về phần tôi, với tuổi hai mươi, vì thích những bài thơ buồn vẩn vơ của Huy Cận vừa được in ra trong tập Lửa Thiêng rất phù hợp với sự thất tình vớ vẩn của mình nên tôi đã tập toẹ ''hát'' những bài thơ đó lên theo lối của tôi.Tức là tôi phổ nhạc đấy ! Tôi chọn 2 bài :

Ôi nắng vàng sao mà nhớ nhung
Có ai đàn lẻ để tơ chùng
Có ai tiễn biệt nơi xa ấy
Xui bước chân đây cũng ngại ngùng...
(Nhớ Hờ)
 

Bỗng dưng buồn bã không gian
Mây bay lũng thấp giăng màn âm u
Nai cao gót lẫn trong mù
Xuống rừng nẻo thuộc nhìn thu mới về...
(Thu Rừng)

Sở dĩ phải nói một chút về sự ra đời của tân nhạc để thấy rằng bài hát Việt ra đời  cũng không xa lắm và chúng ta sẽ thấy rằng không phải  bất cứ bài thơ nào ngâm nga lên là sẽ có bài hát để biết cách xử lý một bài thơ thành một bài hát .BÀI HÁT TÂN NHẠC .

( đọc tiếp click vô đây )

 

D.FOLA djembe đến từ châu Phi hiện có mặt tại :
Đà Nẵng : 250 Lê Thanh Nghị, 4 Hoàng Hoa Thám, 36 Trần Phú.
 hoặc mua trực tuyến  tại Tiki.vn hoặc Sendo.vn

Back To Top