Link bài trên báo Phụ Nữ Việt Nam
Ca sĩ - nhạc sĩ Diệp Chí Huy, người đã du ca cùng âm nhạc qua rất nhiều tỉnh/thành suốt nhiều năm qua, người đã 'nghêu ngao' bình yên trong cuộc đời luôn mang theo niềm đam mê âm nhạc bắt đầu từ quán cà phê của mẹ.
Nhạc sĩ - ca sĩ Diệp Chí Huy |
Thời ấy, đời sống âm nhạc của miền Nam rất phong phú, tồn tại nhiều dòng nhạc: Nhạc tiền chiến, nhạc trẻ của phong trào hippi, nhạc quê hương, nhạc Trịnh, nhạc Phạm Duy, nhạc ngoại Mỹ, và nhạc Pháp lời Việt…
Quán cà phê của mẹ tôi cũng là nơi diễn ra nhiều hoạt động âm nhạc, thơ ca của sinh viên. Ba tôi là dân chơi guitar chuyên nghiệp. Ông đã truyền cho tôi biết đến âm nhạc từ cây đàn guitar có sẵn trong nhà, dù cho cha con tôi đã vĩnh viễn xa nhau từ khi tôi còn là cậu bé con mới 3 tuổi".
"Nghêu ngao" khắp nơi |
Tôi có nghề tay phải chứ. Tôi mở công ty kinh doanh KHAI PHI chuyên kinh doanh mặt hàng nguồn gốc nhập khẩu từ châu Phi - đó là mặt nạ châu Phi và trống djembe.
Thực ra, các sản phẩm này nhu cầu cũng rất hạn hẹp, vô cùng kén chọn khách hàng nên cũng chỉ để góp phần tự lo cho bản thân mà không ảnh hưởng đến gia đình. Từ sự “căn bản” này, tiền kiếm được tôi dành toàn bộ để nuôi dưỡng âm nhạc, tiếp tục sáng tác - một công việc cô độc và hầu như không mang lại thu nhập gì cả. Tôi đang tham gia biểu diễn, để hy vọng có thêm tiền nuôi cô con gái đang ăn học.
Tự sáng tác và biểu diễn, nghệ sĩ Diệp Chí Huy đã tạo được dấu ấn cá nhân khi du ca |
- Tại sao anh chọn việc đi du ca là "Nghêu ngao" chứ không phải là một từ nào khác và các hoạt động khác?
“Nghêu ngao” thực ra là tên gọi của một nhạc phẩm và cũng được đặt tên cho đêm nhạc của tôi bắt đầu vào năm 2008. Như nghĩa của từ đó, nghêu ngao - hát không có chủ đích, không toan tính, tiếng hát cất lên tự nhiên bằng một tình yêu thuần khiết với âm nhạc.
Trong nhạc phẩm “Nghêu ngao” có câu “ … Dù là giấc mơ, sẽ buồn, biết rất buồn, rộn ràng lời hát bâng quơ ru tôi tình đầu...”. Đây cũng là bài hát tôi thử nghiệm âm của chữ và ngạc nhiên khi thấy rất nhiều bạn trẻ tuổi teen ưa thích. Có bạn còn lấy làm slogan cho blog và trang cá nhân của mình.
Chơi đàn trong khung cảnh tuyệt vời của sự dịch chuyển |
- Sâu lắng, hơi man dại - đó là cảm nhận của cá nhân tôi về nhạc của anh…
Tôi viết kiểu đương đại, nói về đủ chuyện trong cuộc sống đời thường, tất nhiên không thể thiếu vắng tình yêu. Tôi biến những câu hát trở thành tự nhiên như lời nói thường nhật, như hơi thở bằng cách sử dụng syncope có liều lượng thích hợp. Những năm đi ngao du châu Phi, tôi chịu ảnh hưởng từ nhịp điệu Reagae tại đây, buồn nhưng không ủ rũ, uỷ mị. Người nghe có cảm giác lắc lư nhẹ nhàng. Không ồn ào mà chỉ tạo sự sâu lắng và khắc khoải. Và đã là ca từ thì phải có chất thơ. Không thể khác được.
Bài "Nghêu ngao" do nghệ sĩ Diệp Chí Huy sáng tác và biểu diễn:
- Các nhạc phẩm của anh từng phát hành đều có tên gọi rất dễ thương: Quê quán ơi, Ngày gió qua sông, Tôi về đếm lại ca dao... Điều này khiến tôi liên tưởng đến nhà văn Đoàn Thạch Biền. Ông ấy viết truyện cũng với những tựa dễ thương khiến người ta dễ… xiêu lòng. Phụ nữ nghe thì chỉ muốn… dại dột! Anh nói gì về các tựa bài hát của mình?
Tựa bài hát dễ thương vì… nó dễ thương chớ sao! Thực sự tựa như là đề bài, ám ảnh ghê gớm lắm, bắt tôi phải ngồi xuống viết cho xong, không làm thì không thể xong. “Ngày gió qua sông” là một ví dụ. Nên tôi đã viết để thoát ra sự ám ảnh đó. Từ mùa hè đến mùa mưa tôi mới viết xong, mất gần 6 tháng. Cảm hứng bất chợt khi tôi phát hiện gió bên này sông hiền hòa, nhưng bên kia sông rất mãnh liệt. Gió qua sông như muốn thổi bay cả tôi và chiếc xe đang đi buổi trưa hè ngày hôm ấy. Cái tứ Ngày gió qua sông tự nhiên hình thành … “Rồi một ngày tất cả sẽ dần phai /Như bóng ai băng qua cánh đồng/ Như bến sông không còn con đò/ Là một ngày, một ngày ngơ ngác…”.
HÃY CHƠI TRỐNG DJEMBE D.FOLA ĐỂ CẢM NHẬN ĐIỀU MỚI MẺ VÀ THÚ VỊ TRONG ÂM NHẠC .