.
.
Từ động cơ nào anh tổ chức chương trình tác giả -tác phẩm Diệp Chí Huy với chủ đề “ Tôi về đếm lại ca dao”? Anh đã thai nghén chương trình này từ bao lâu? Anh có thể giới thiệu bạn đọc rõ hơn về nội dung chương trình?
- Tôi nhận Đà Nẵng là quê hương thứ hai của mình đầu năm 1988 , thấm thoát đến giờ là đã 25 năm , một góc tư thế kỷ .Vợ và hai con tôi được sinh ra và trưởng thành ở đây . Cuộc mưu sinh đã kéo tôi và gia đình rời khỏi đây một quãng thời gian khá dài . Mỗi khi có dịp rảnh rỗi tôi lại tìm về Đà Nẵng . Tôi cảm thấy mình tìm được sự an bình ở đây . Trong một dịp trở lại , một buổi chiều đứng ngắm con sông Hàn , có một điều gì đó dậy sóng và thôi thúc, tôi biết rằng mình khó thể sống ở một nơi nào khác lâu hơn ngoài nơi này. Bài hát này cũng như đêm nhạc này là lời tri ân của tôi đối với con người và mảnh đất nơi đây , đồng thời tôi muốn chia sẻ những cảm xúc của mình qua các bài hát không chỉ với bạn bè mà với tất cả mọi người . Hàng năm cũng vào dịp này , nếu có mặt ở ĐN tôi cùng với anh em bằng hữu cũng thường hay tổ chức một đêm nhạc tưởng niệm nhân ngày mất nhà thơ nhà báo Đặng Ngọc Khoa .
Chương tình này có sự tham gia cuả 2 ban nhạc, ban BTN gồm những thành viên đại diện cho ba miền , trong đó có 3 thành viên đến từ nhà hát ca múa nhạc Việt Nam vừa có chuyến lưu diễn 15 ngày tại Paris, trước đó họ cũng đã từng đi diễn ở một số nước khác …Ban thứ hai là nhóm nhạc trẻ Ri Flamenco đang được nhiều người yêu thích bởi phong cách trẻ trung và sôi động với dòng nhạc New flamenco . Đặc biệt dẫn chương trình là nhà thơ Đỗ Trung Quân , một MC được nhiều người yêu thích và ngưỡng mộ . Cùng vũ đoàn Newstep duyên dáng và các khuôn mặt mới của các ca sỹ trẻ nhiều triển vọng . Chương trình “ Tôi về đếm lại ca dao “ gồm ba chùm ca khúc : Chùm thứ nhất về mẹ và quê hương , chùm thứ hai về tình yêu và chùm thứ ba gồm những ca khúc về thân phận.
.Anh đã đến với âm nhạc như thế nào? Ca khúc đầu tay viết từ bao
giờ? Ca khúc đầu tiên phổ biến lúc nào? Đên hiện nay, anh đã có được
bao nhiêu ca khúc? Anh cho rằng mình phù hợp với dòng nhạc nào?
- Tôi đến với âm nhạc khá sớm , tôi bước lên sân khấu ôm đàn guitar và hát bài “ Tiếng hát tháng năm “ giữa sân vận động khi mới học lớp 5 , trong những năm còn trung học cơ sở tôi đã là thành viên của một band , khi vào đại học tôi chơi lead guitar cho ban nhạc của nhà trường từ năm thứ nhất cho đến khi tốt nghiệp ra trường. Khi mới ra trường đi làm tôi chơi bass guitar. Tôi quan tâm tới âm nhạc từ lúc còn rất nhỏ, khi đó tôi vẫn nhớ cha tôi thường mang các loại nhạc cụ về nhà, tôi rất khoái được mân mê chúng, cha tôi chơi vilon và guitar. Ông cũng có sáng tác, ông mất khi tôi lên năm tuổi nhưng tôi còn nhớ lúc đó ông còn để lại cây guitar điện. Anh tôi cũng biết chơi guitar, ảnh là người thầy đầu tiên khi tôi đàn bập bẹ. Sau này chơi trong band tôi học hỏi thêm được nhiều từ bạn bè cùng nhóm. Tôi đến với âm nhạc cũng khó khăn vì hoàn cảnh khi đó tài liệu không được phong phú như sau này, tôi không có cả cái maý cassette để nghe nhạc, muốn chơi được những bài yêu thích thường là tôi kiếm quán café nào có phát bài đó ngồi nghe xong về nhà tái hiện lại trong đầu và chơi theo. Còn các bài hát mới phát hành có trong các tiệm sách báo thì đến đọc thuộc xong về tập lại. Bài hát đầu tay của tôi là bài tôi viết tặng thằng bạn thân chơi trong cùng ban nhạc khi nó lên đường nhập ngũ, lúc còn trung học. Còn ca khúc tôi được phổ biến đấu tiên trên truyền hình đó là bài Hãy về với sông Hàn do Đỗ Quyên trình bày, phát trên kênh VTV3. Ca khúc được nhiều người yêu thich là bài Như cây đã khô, bài này tôi trực tiếp hát và ghi hình trong trường quay của HTV, sau bài này DRT xếp vô mục bài hát tôi yêu. Bài này cũng là bài tôi đạt nhiều đồng cảm của người nghe mỗi khi cất lên. Tôi nghĩ điều quan trọng với người sáng tác là để lại trong lòng người nghe được bao nhiêu bài chứ không phải là anh viết được bao nhiêu bài. Tôi thích nhiều phong cách âm nhạc nên tôi viết nhiều thể loại, ngay cả thể loại bị kêu là sến tôi cũng viết như là Quê quán ơi , Khúc Vu Gia …Tôi thích âm hưởng của dân ca và thích cả nhạc trẻ.
.Trong bối cảnh hiện nay, nhiều ca khúc nhạc trẻ thường bị lên án
dùng ca từ hết sức cẩu thả và không "tử tế". Anh nghĩ sao về điều này, và
làm sao để có được những ca khúc “tử tế”? Anh có tin rằng loại ca khúc
"tử tế" có thể sống nổi trong thị trường hiên nay?
- Ý anh muốn nói về ca từ , đã cẩu thả thì không thể có tác phẩm hay được, người viết phải yêu thích văn học, đặc biệt là thơ. Ca từ là thành phần khó chịu nhất của ca khúc, bởi nó liên quan đến sự hài hòa với giai điệu, không phải có nội dung ca từ hay là ngân nga lên có bài hát hay nhưng chắc chắn ca từ tệ thì không thể cứu vãn được ca khúc. Không cần lên án những bài hát như vậy tự nó kết án nó rồi . Không chỉ ca khúc mà việc làm gì anh có thành ý , trì chí thì mới tử tế được . Bài hát có thể sống chứ người sáng tác như anh biết, băng đĩa sắp cáo chung, tác quyền bị xâm phạm, nếu chiếu cố cũng chẳng đáng là bao .
.Trước khi được biết với tư cách là 1 nhạc sĩ, nhiều người còn biết
anh là 1 nhà kinh doanh qua loạt phóng sự "Những chuyện lạ châu Phi "
trên báo chí. Vậy những trải nghiệm đó có giúp ích gì cho anh trong
sáng tác âm nhạc ?
- Tôi không dám nhận mình là nhà kinh doanh, số tôi cực nên cuộc mưu sinh nó kéo tôi đi nhiều nơi và tôi sang cả Châu Phi để kiếm sống. Nhưng tính tôi thich đi nữa thế là vừa làm hễ rảnh là tôi vù đi sang các nước chung quanh chơi, tìm hiểu phong tục, tập quán, thị trường những nơi đó. Những khi xa nhà, lúc ở Togo tôi thường ngồi bar Fifty Fifty uống bia ngay vỉa hè , nghe những người hát rong hát và chơi trống, nhờ đó tôi hiểu được vì sao người da màu họ chơi nhạc hay , sau tôi có tìm đến học viện âm nhạc và nghệ thuật Châu Phi ở Krokobite nước Ghana để học trống Châu Phi . Quãng thời gian đó thực sự có ý nghĩa đối với tôi về mặt âm nhạc . Bài Nghêu ngao tôi viết trong thời gian này ở bên đó .
.Hiện là người đang sinh sống tại Đà Nẵng, anh có những sáng tác nào
ứng ý viết về Đà Nẵng? Anh có hy vọng chương trình này đem lại đóng
góp nào đó cho hoạt đông âm nhạc Đà Nẵng hay không?
- Tôi viết bài đầu tiên về Đà Nẵng là bài “ Hãy về với sông Hàn “ . Tôi không nhớ rõ cái mốc thời gian, nhưng cái sự kiện làm tôi nhớ ấy là khi thành phố khánh thành chiếc cầu đầu tiên bắt qua sông Hàn. Thú thực là tôi có ý định viết về cây cầu này nhưng cuối cùng, kết quả là… không có cây cầu nào trong bài hát này cả. Còn bài nữa là bài “Đà Nẵng nhé em”, đã được đài phát thanh truyền hình Đà Nẵng DRT phát sóng, có lẽ bài đó viết cũng cùng thời điểm với bài Hãy về với sông Hàn .Tôi còn nhớ có những câu như thế này : “ Biển Tiên Sa bập bùng ngọn lửa , Bà Nà cáp treo đỉnh núi mờ sương , đàn em thơ nô đùa công viên nước , siêu thị chiều vui bước chân người . Về em nhớ nhé , về em nhớ nhé , Đà Nẵng quê hương miền Trung . Về em nhớ nhé , về em nhớ nhé , Đà Nẵng quê hương thanh bình . “
Còn nói về bài hát ưng ý nghĩa là anh muốn nói bài hát mà tôi cho là hay đúng không ạ ? Trước hêt thế nào là một bài hát hay, tôi thích cách phát biểu của Robin Frederick – người Mỹ tác giả của hơn 500 ca khúc được phát trên truyền hình và nhiều album , cũng là tác giả cuốn sách “ Shortcuts to hit songwrting “ – có thể diễn nôm là cuốn sách chỉ cho bạn làm thế nào để viết được một bài hát hay một cách nhanh nhất , Robin hiện đang giảng dạy về viết ca khúc ở Los Algeles , California , theo Robin “bài hát hay đó là bài hát diễn tả được những điều mà bạn cảm nhận , nếu bài hát đó giúp cho người nghe cảm nhận được và hiểu được những điều bạn muốn diễn đạt thì bài hát đó là bài hát hay thực sự “. Quay lại câu hỏi ban đầu của anh về động cơ tổ chức đêm nhạc , một trong những cái đó là tôi muốn chia sẻ với mọi người để tìm được sự đồng cảm . Tôi hy vọng biết đâu Đà Nẵng trở thành thành phố mà những người sáng tác ca khúc cả nước đổ về đây để thực hiện chương trình như thế này, festival ca khúc tác giả - tác phẩm , hàng năm vào quảng thời gian nhất định nào đó , tại sao không ?