Sự chân thành .
Larry King nói rằng ông đã học được đôi điều kể từ buổi sáng hôm ấy ở Miami Beach , đầu tiên là sự chân thành trong công việc cũng như trong đời sống . Điều đó nó giúp ta không có những hành động sai trái trong ngành truyền thông . Ông nói Arthur Godfrey cũng dặn dò tương tự như ông : hãy để khán thính giả chia sẻ những trải nghiệm và cảm xúc của mình .
Ông kể lại lần đầu tiên xuất hiện trên truyền hình với vai trò người dẫn chương trình cũng tại Miami ông cũng cảm thấy lo lắng và run sợ y như lần đầu tiên dẫn chương trình phát thanh nói trên . Trước đó ông chưa xuất hiện trên truyền hình lần nào nên làm ông rất là hồi hộp công thêm người sản xuất chương trình lại bắt ông ngồi trên cái ghế xoay – một sai lầm lớn . Vì hồi hộp nên ông cứ trượt tới , trượt lui chiếc ghế khiến nó thoát ra khỏi tầm nhìn của khán giả truyền hình , nhìn trông rất là buồn cười . Và với bản năng muốn khán giả hiểu được tình trạng của mình lúc này , ông nói là ông rất là run vì tuy đã tham gia làm đài phát thanh 3 năm rồi nhưng đây là lần đầu tiên xuất hiện trên truyền hình và ông thực sự không biết ai đó đã đặt ông ngồi vô chiếc ghế xoay như thế này .
Thế là mọi người hiểu được tình huống của ông lúc này và rồi tự nhiên ông không cảm thấy khớp nữa . Ông nói tốt hơn , điều đó làm cho lần xuất hiện đầu tiên trên truyền hình của ông thành công hơn . Ông cho rằng tất cả là nhờ ông hoàn toàn chân thành với khán thính giả khi ông đang nói .
Giao tiếp thành công không chỉ làm cho khán giả biết ta đang làm gì mà cả tình huống khó xử ta đang mắc phải , nó giúp mình sẽ cảm thấy đỡ hơn , tốt hơn là cố gắng giả đò . Hoặc giả tình huống tuyệt hơn thì cũng phải làm sao cho khán giả là một thành phần không tách khỏi trải nghiệm của chúng ta trong lúc đó .
Những cái còn lại của công thức cho thành công của một talker nữa đó là ý chí . Sau thất bại buổi phát thanh lần đầu tiên ở Miami . Ông tìm cách để vượt qua nỗi sợ hãi và tự hứa với chính ông sẽ không bỏ cuộc và tìm cách cải thiện kỹ năng bằng cách làm việc cật lực hơn nữa .
Ông nói là ông đã làm đủ thứ : dẫn chương trình tin tức buổi sáng , dự báo thời tiết , bình luận thể thao buổi chiều , thông tin kinh doanh , thu thập tin tức , soạn diễn văn . Có ai ốm đau hay xin nghỉ ông tự nguyện nhận làm thay việc miễn làm sao có nhiều cơ hội để nói trên sóng phát thanh nhiều hơn nữa . Mục đích của ông là thực hành nhiều thêm nữa , ông tự nhũ phải làm tất cả những gì cảm thấy cần thiết phải làm cho cái nghề nói của ông thì ông tự rước việc vô . Đọc những cuốn sách xem các video hướng dẫn làm thế nào để dẫn chuyện .Ông ở một mình nên thường tự nói to ở nhà hay trong phòng để thử một đôi điều mà ông dự là sẽ nói trong bài diễn văn hay trong chương trình của ông sắp đến . Ông cũng khuyên cho dù ta không ở một mình ta vẫn có thể tập luyện trong phòng của mình , trong tầng hầm hay khi đang lái xe . Tập nói sao cho đơn giản thì tốt hơn . Có thể đứng trước gương và nói , đây là kỹ thuật chung đặc biệt dành cho những người muốn cải thiện khả năng nói trước công chúng cũng như công việc nói chuyện hàng ngày . Cách này nó cũng tập cho ta cách giao lưu bằng mắt với khán giả bằng cách ta nhìn hình ảnh của mình trong gương .
Bạn cũng có thể tập bằng cách nói với những con thú cưng của mình như chó , mèo , chim , cá ông gọi kỹ thuật này là Pet Talk . Ông nói đây là cách luyện tuyệt vời nhất vì không sợ gián đoạn hay bị “ trả treo “ .
Bên cạnh việc tự nguyện làm việc ông khuyên cần 2 điều nữa là sự quan tâm đến người khác và cởi mở .
Điều quan tâm đến người khác đó có thể thấy rõ qua cách thể hiện của ông trong những chương trình hằng đêm trên CNN với những khách mời tham gia , qua cái cách ông tựa vao ghế và đặt những câu hỏi với họ . Ông nói ông tôn trọng bất kỳ người khách tham dự chương trình của ông không kể địa vị xã hội . Câu chuyện sẽ thất bại nếu như ta không quan tâm đến những điều họ nói hoặc không tôn trọng họ . Cách thể hiện sự tôn trọng qua sự lắng nghe họ nói , họ sẽ cảm nhận được điều này và chú ý đến câu chuyện bạn đang dẫn dắt . Nếu không sẽ không thu hút họ chú ý vào câu chuyện bạn đang nói đến .
Một nhân tố nữa góp vào sự thành công cuộc chuyện trò đó là sự cởi mở , bộc trực , thẳng thắn . Nguyên tắc vàng đó là có qua có lại . Mình chân thành , cởi mở với họ thì họ mới chân thành ,cởi mở với mình . Nhưng không có nghĩa là ta chỉ nói suốt về mình hay tiết lộ những thầm kín đời tư . Tuyệt đối không bao giờ sử dụng những thứ đó làm chất liệu cho cuộc trò chuyện . Tuy nhiên các thông tin về lai lịch , gia thế , xuất thân , sở thích cá nhân là một phần của việc cho và nhận khi đàm đạo giúp cho hai bên hiểu biết lẫn nhau .
Regis Philbin và Kathie Lee Gifford là những ví dụ tốt cho những người dẫn chương trình bộc lộ sự cởi mở về chính họ khi nói chuyện cùng khách mời . Họ bước vô phòng bạn một cách tự nhiên và không ngại ngùng bộc bạch sự tinh tế của họ hay kể cho ta nghe những câu chuyện về chính họ . Không phải giả vờ biến mình thành tiêu điểm của câu chuyện , mà họ chính là như vậy . Họ không ngại ngùng phơi bày cảm xúc của mình do câu chuyện của họ hay khách tham gia chương trình mang lại . Regis và Kathie Lee rõ ràng biết rằng không có gì sai trái với việc bộc lộ sự đa cảm , sợ hãi , buồn bả hay bất cứ cảm xúc nào liên quan đến câu chuyện hay khách mời gây ra trong những khoảnh khắc đó . Người xem tại trường quay và tivi tại nhà đều có thể nhìn thấy và đồng cảm sự cởi mở và chân thành của cặp đôi này .
Ông nói rằng bất kỳ ai đã từng nói chuyện với ông vài phút cũng đều biết tối thiểu 2 điều này : ông người ở Brooklyn và là người Do Thái . Bởi lẻ ông không dấu giếm lai lịch với bất kỳ ai khi tiếp xúc và trong sâu thẳm ông tự hào về 2 điều đó : một người Do Thái quê Brooklyn nên ông thích thú được chia sẻ xuất thân của mình khi đàm đạo với mọi người .
Ông nói nếu như ông bị cà lăm thì ông sẳn sàng chia sẻ với mọi người khi nói chuyện bằng cách nói : tôi là..là La …larry ..King . Tôi bị nói lắp nhưng tôi vui khi nói với bạn về điều này . Khi bạn không dấu diếm về cá tật của mình bạn sẽ không e ngại cuộc nói chuyện với người khác vì đã chia sẻ tình trạng của mình và họ sẻ nhận ra ngay tức thì không có sự giả vờ vì bạn đang trước mắt họ . Cuộc chuyện trò sẽ trở nên thoải mái hơn . Điều đó không có nghĩa là nó làm cho bạn hết cà lăm nhưng nó giúp bạn nói chuyện tốt hơn và có thể kiếm được sự tôn trọng nơi người bạn nói .
MelTillis là một ca sỹ hát nhạc đồng quê đã tiếp cận theo hướng này . Anh ta rất thành công trong sự nghiệp ca hát và được hoan nghênh nồng nhiệt trong một buổi phỏng vấn dù anh bị cà lăm . Khi anh hát thì nó không thấy ra nhưng khi anh nói thì nó lộ ra . Thay vì buồn bực thì anh hoàn toàn không dấu giếm và còn đem điều này ra đùa chính vì thế anh cảm thấy thoải mái là chính mình và làm mọi người cũng thoải mái theo .
Một khách mời khác của ông trong một chương trình tv ở Florida bị sứt hàm miệng từ lúc mới sinh ra , rất khó để hiểu những điều anh ta muốn nói . Anh rất rạng rở và vui khi tham gia chương trình và nói về chính mình . Anh ta là một triệu phú và bất chấp mọi người xem anh như một kẻ tàn tật . Hãy đoán điều gì đã làm cho anh trở thành một triệu phú . Anh làm nghề bán hàng . Khi tiếp cận bất kỳ người nào anh không bao giờ giả vờ hay tỏ ra muốn che dấu cách nói rất buồn cười của mình . Anh ta thành công bởi vì anh thích ứng với hoàn cảnh của mình và giúp người khác cũng làm như vậy .
Kỳ tới : Làm thế nào để trò chuyện với một người hoàn toàn xa lạ
HÃY CHƠI TRỐNG DJEMBE D.FOLA ĐỂ CẢM NHẬN ĐIỀU MỚI MẺ VÀ THÚ VỊ TRONG ÂM NHẠC .
MATNACHAUPHI.COM CHUYÊN CUNG CẤP MẶT NẠ VÀ TRỐNG DJEMBE ĐẾN TỪ CHÂU PHI
( NHẮP CHUỘT VÔ XEM . CẢM ƠN CÁC BẠN )