Cũng như mọi lần về quê, sáng dậy tôi hay ăn bánh hỏi chấm với xì dầu hoặc nước mấm, cũng có khi là ăn với cháo lòng hay bánh canh. Bánh hỏi Bình Định có đặc trưng riêng, tôi ăn cảm thấy ngon hơn bánh hỏi được làm từ các vùng khác. Cũng có thể đó là món ăn quê nhà nên con người tha hương như mình có cảm giác đặc biệt hơn không chừng. Bánh hỏi thoa với dầu phộng và lá hẹ băm nhỏ, chỉ cần thêm chén nước chấm là đủ. Tốn khoảng năm nghìn đồng là đủ cho bữa sáng và với tôi đó là những bữa ăn ngon trong đời.
Tôi nhớ có 1 lần, thằng bạn thân về quê, nó dắt theo thằng con đầu rối rít phone rủ tôi ăn sáng. Chưa đến 7h, ghé vào cái quán bán cháo lòng. Cái quán cóc trên vỉa hè, trong góc bến xe củ của thị trấn Bình Định, bụi bặm, dơ bẩn. Hai cái bàn gỗ tạp cùng mấy cái ghế dài, đóng bởi một tay thợ mộc nghiệp dư. Mặt bàn đen ngòm, mốc thếch, lấy khăn lau rồi vẫn không thấy sạch hơn. Cái quán này nếu nằm ở TPHCM hay một địa phương nào khác có lẽ hai thằng không bao giờ bước chân vào vì tôi và nó đều thích ăn uống sạch sẽ, quan trọng cái chổ ngồi để ăn lắm lắm. Mấy tô cháo, một dĩa lòng lợn & mấy dĩa bánh hỏi. Tôi gắp bánh hỏi, chấm vào nước mấm cay xè, rồi tiếp tục chấm vào tô cháo, sau đó cho vào mồm. Người vùng khác thấy dân “ Nẫu” ăn, chắc lấy làm lạ lắm. Gạo chấm với gạo, gạo cuốn với gạo. Cháo được trộn vào thêm bánh hỏi, bánh tráng. Bánh tráng cuốn bánh xèo, bánh hỏi, bánh ướt. Rồi lại chia ra bánh tráng nướng ăn khô, bánh tráng nướng nhúng nước, bánh tráng không nướng nhúng nước để cuộn các thứ khác, không chỉ các loại bánh khác mà còn cả thịt, cá, rau, nem… “ Nẫu” vùng khác chắc còn cười hơn khi thấy món bánh tráng nhúng cuốn bánh tráng nướng chấm nước mắm, xí dầu. Ông anh kề tôi lúc nhỏ còn phát minh ra 1 món mới: đem bánh tráng lên phơi nắng trên mái tôn, khi vừa lấy xuống, hoặc chấm vào nước mắm cay hay xúc mắm ruốc, ăn nghe giòn giòn hoặc lấy bánh tráng nhúng cuốn cái bánh tráng mới phơi nắng kia. Vậy mà cái cảm giác ngon cũng còn đọng trong kẻ răng tôi khi đang ngồi nhắc lại.
Vừa ăn, vừa nhìn thằng bạn ăn. Nó ăn ngon lành lắm lắm. Cái thằng này có khiếu về ẩm thực, nó nấu ăn cũng giỏi mà nhận xét, thưởng thức các kiểu ăn uống cũng tài. Tôi bảo “mình vừa ăn cả cái quê của mình, vừa cái hương thơm lẫn cái bụi bặm, nhếch nhác của quê, mà vẫn thấy ngon”. Nó thích câu này lắm. Mỗi lần nhậu say nó lại nhắc.
Tôi nói đến bánh hỏi vì mấy hôm nay đang nhớ một người đàn bà kể từ cái buổi sáng tết Đoan Ngọ (mồng năm tháng Năm ÂL) 2013, ngày giỗ Ba tôi. Không phải nhớ đến người tình mà là Bà Hai Bán Bánh Hỏi. Bà lớn hơn mẹ tôi vài tuổi nhưng tôi quen gọi là bà thay vì gọi là bác và thường gọi là Bà Hai Bán Bánh Hỏi (Viết hoa như vầy chắc mấy cô giáo sẽ chửi cho là sai chính tả, nhưng tôi xem như là Full name của Bà vì tôi không biết tên thật của Bà là gì). Bà bán bánh hỏi từ hồi não hồi nao tôi không nhớ rõ, nhưng biết từ khi tôi còn nhỏ rồi kế đến ba mươi năm tôi xa quê bà vẫn còn bán. Mọi buổi sáng, Bà vẫn cái cái áo bà ba hai túi, có gắn kim băng cắp nách cái thúng, bên dưới lót lá chuối, trên là bánh hỏi được ủ nóng cũng bằng là chuối. Trên cái thúng là cái mẹt, đựng hủ chứa hẹ, một gói ớt xả, chai dầu, cái chén để rót dầu ra, dùng bẹ chuối chấm dầu và hẹ rồi quét lên bánh hỏi. Trời mưa thì Bà khoát thêm tấm ni lông thay cho áo mưa. Trời lạnh thì mặc thêm cái áo len. Đầu năm mới, cho dù mồng một tết, bà vẫn bán, có khác chút ngày thường là bà sẽ mặc một chiếc áo mới và đi bán cũng sớm hơn.
Ba mươi năm xa quê, mỗi lần trở lại, khi thức dậy chỉ thích mỗi món bánh hỏi cho điểm tâm sáng. Uống ly cà phê, ngồi chờ Bà Hai. Nhà tôi là khách hàng quen thuộc của Bà. Mổi sáng Bà đều tự làm một gói bánh rồi đem đặt vào tủ ở sau bếp nhà tôi. Tôi đợi Bà để dặn bán thêm phần cho tôi. Cái bánh hỏi ấy, người đàn bà ấy, nó đã trở thành một cái gì rất gần gủi trong tâm trí. Nó là một phần của quê hương tôi trong ký ức, là hình ảnh tôi cảm thấy rất quen thuộc.
Thật là ngỡ ngàng trong sáng mồng năm tháng Năm năm nay, tôi hỏi chị dâu cả khi nào Bà Hai đến bán bánh. Một cái gì đó làm nặng trong lòng khi nghe chị trả lời là Bà yếu rồi, không đi bán được nữa. Cảm giác hụt hẫng như mình mất đi một cái gì đó lớn lắm, gần gũi lắm. Ba mươi năm xa quê, mỗi lần nói chuyện với mẹ tôi, lúc qua điện thoại hoặc khi gặp mẹ, những tin tức của những người ở quê lần lượt ra đi về cõi vĩnh hằng làm mình thấy buồn.
Tựa như một cuốn phim quay lại vùng ký ức. Tôi nhớ những người dân quê tôi, những người mà tôi đã từng tiếp xúc, đã từng sống trong cái thị trấn nhỏ xưa kia, giờ này đã không còn tên nữa. Cái thị trấn Bình Định đã trở thành phường Bình Định của Thị xã An Nhơn, nghe thấy lạc lỏng. Sau cái hôm “ được lên “ thị xã, bạn tôi gọi nói tếu: “từ hồi lên thị xã đến giờ, dân Bình Định không nói hử nữa, chỉ nói hả thôi”. Cái thị trấn xưa kia chia làm nhiều xóm. Từ Bắc vào có xóm Thạch Tỉnh (tôi cũng không hiểu tên này có liên quan đến cái giếng chung của xóm hồi đó không), rồi đến xóm Ngã Tư, cái tên đặc thù cho cái ngã tư duy nhất trên quốc lộ I của Thị trấn lúc đó. Kế tiếp là xóm tôi ở tên là Thành Phố, nghe thật khác biệt. Đây là xóm tập trung nhiều tiệm buôn bán của người Hoa, bao gồm cả chơ Bình Định, cũng có thể nói là “phố” của thị trấn. Xóm trước kia có chùa Ông thờ Quan Công của người Hoa. Hai bên chùa là hai cây cổ thụ thật to. Lúc nhỏ, bọn tôi hay dùng chùa để làm bãi chiến trường chơi trò đánh nhau, lúc bằng tay không, lúc bằng đạn giấy bắn bằng giây thun. Không hiểu sao chùa đã bị phá bỏ, hai cây cổ thụ cũng bị đốn mất. Nghe nói những người phá chùa trước kia sau đó trở thành giở giở, ương ương cả. Ôi cái vô tri mà lại nghĩ là vô thần. Vào phía Nam thì có Bắc Liêm (chắc ý nghĩa là phía Bắc của thôn Liêm Trực). Từ “Ngã Tư”, xuống phía Đông là xóm Nghi Hạ, “hồi xưa” (cái cách người quê tôi hay nói về chuyện xảy ra trước đây) thuần làm nông, lên hướng Tây là xóm Hoàng Thành Bắc, có nghĩa là phía Bắc của thành Bình Định xưa. Nam của Hoàng Thành Bắc là xóm Hoàng Thành Nam. Từ xóm Thành Phố, đi lên hướng Tây là xóm Tân Đình, “ Las Vegas” của Thị trấn. Thập niên 70-80, nơi này đa số từ già đến trẻ đều ưa cờ bạc. Bi a, song hườn, bài, domino… đủ món. Dân xóm khác vào chơi thỉnh thoảng lại gặp tuyệt chiêu “giơ lưng cú” của các cao thủ xóm Tân Đình. Một lần tôi chơi song hườn (một loại bài có thẻ xương và tính điểm bằng cách gieo 6 hạt xí ngầu), đổ được lục phú (6 con xí ngầu đều ngữa mặt giống nhau), có nghĩa là ăn toàn làng. Nhưng hỡi ôi, từ già (lớp tuổi ông nội tôi) đến trẻ chung tiền bằng cách vén áo lên, quay lưng lại, chìa vào mặt mình rồi bảo “ Lưng nè, cú trừ đi, hehe”. Nghe đâu một cao thủ xóm này, khi qua Mỹ định cư, mỗi lần vào Las Vegas chơi là phải có người tiếp đặc biệt. Đúng là “nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”. Kế bên xóm Tân Đình là Tân Hội, còn gói là xóm Lò Rèn. Vòng đai Thị trấn còn có các thôn Kim Châu, phần đông là người theo đạo Công giáo; thôn An Ngãi; thôn Liêm Trực.
Người Bình Định hay tự hào là “Đất võ, trời văn”. Võ vì ai cũng xem mình là con cháu vua Quang Trug cả. Những roi Thuận Truyền, quyền An Thái, gái An Vinh… Ti
Mời bạn ghé thăm và khám phá văn hóa châu Phi tại : http://matnachauphi.com
nh thần thượng võ cao lắm. Trừ cái bọn du côn, vô học, người Bình Định ít khi ỷ mạnh, hiếp yếu hay ỷ đông hiếp cô. Lúc nhỏ, đánh nhau giữa xóm này và xóm kia, hoặc là cả hai bọn cùng đánh hoặc là lựa ra những đứa ngang chạng nhau mới cho đánh. “Tiêm nhiễm “ cái tinh thần thượng võ này làm tôi khổ khi ra đời. Gặp thằng nhỏ hơn mình chơi xấc, mình không dập nó được. Còn thằng “ bự “ hơn mình thì chả đánh lại, đường nào cũng kẹt, nên lúc nào cũng nhường nhịn.Trời văn thì cũng phải. Tên tuổi của Bàn Thành Tứ Hữu (Yến Lan, Hàn Mặc Tử, Quách Tấn, Chế lan Viên), Xuân Diệu, Đào Tấn, La Hữu Vang, Huyền Trang chắc nhiều người cũng biết. Có người bảo: “ Bình Định mỗi mét vuông có một nhà thơ”. Câu này cũng có phần chí lý. Hai người bạn gặp nhau, một người hỏi người kia (dân Bình Định): “dạo này mày làm gì?”. Trả lời: “Tao làm thơ”. “ Làm thơ sướng há, thế còn vợ mày?”. “Vợ tao cũng làm thơ”. “Chà, hai vợ chồng mày sướng thế!”. “ Sướng cái mụ nội tao, sáng 5 giờ lo đi, tối mờ tối mịt mới về, sướng nẫu gì!”. Ấy là do cách phát âm “uê” thành âm “ơ” của dân Nẫu gây hiểu nhầm.
Mổi lần về quê, tôi thấy mình như nh
lại. Trở lại bao lần, cũng chỉ để mà đi”.