Nhịp chính là đạo.

Khổng Tử cho rằng nhạc xuất hiện cùng với khi có trời đất và nó rất quan trọng vì có thể “ làm nảy sinh đạo đức trong dân chúng” *

Nếu bạn lấy xoong nồi hay bất kỳ một cái gì đó gõ loạn xạ thì đó là tiếng ồn , tập hợp những âm thanh hỗn độn không được xem là âm nhạc nhưng cũng những cái ấy bạn gõ có nhịp điệu , có tiết tấu rành mạch thì đó là âm nhạc . Thế thì trái đất hết ngày đi rồi đêm đến , xuân hạ thu đông bốn mùa nhịp nhàng chẳng “nhạc trứ đại thủy” là gì. Thanh có nhịp điệu mới gọi là âm. Để “thành ư nhạc”các âm đó phải không chỉ hòa với nhau mà còn phải hòa cùng với trời đất -“nhạc dữ thiên địa đồng hòa”, vì lẽ đó người diễn tấu âm nhạc phải sạch sẽ, ăn mặc chỉn chu, xông trầm, tâm an nhiên , người nghe phải là những kẻ “tri âm”, không gian phải trang nghiêm nếu không sẽ phạm “thất đàn” **.

Phương tây xem âm nhạc là hình thức nghệ thuật diễn tả cảm xúc bằng âm thanh và khoa học chính xác: một nốt nhạc cụ thể là bao nhiêu dao động sóng âm trong một giây,nhịp điệu bao nhiêu nốt nhạc trong một phút và hòa âm là một môn khoa học nghiên cứu qui luật cấu tạo những quảng hòa âm và tránh gay gắt hoặc cách giải quyết để tạo ra sự du dương.

Theo Rob Kapilob trong cuốn All you have to do is listen hướng dẫn cách thưởng thức âm nhạc cổ điển (Ch XI, 114) “Phần lớn âm nhạc được viết trong thời kỳ Baroque và trước đó được soạn ra để hỗ trợ các nghi thức phụng vụ của nhà thờ hoặc các hoạt động thế tục ngoài trời , thường là tập trung vào việc nhảy múa.”Điều ấy cho thấy nhịp điệu yêu cầu phải chính xác nếu không những người khiêu vũ không thể phối hợp với nhau.

Từ ấy âm nhạc phương tây cùng với phát triển nghiên cứu hòa âm , đối điểm , các hình thức hòa nhạc mà đỉnh cao dàn nhạc giao hưởng với sự tham gia của rất nhiều người cùng nhiều chủng loại nhạc cụ thử hỏi nếu không có hòa điệu nhịp nhàng làm sao có thể thực hiện được. Và phải chăng từ ấy sự cộng tác trong những lĩnh vực khác đòi hỏi sự phối hợp nhịp nhàng với số lượng công việc và con người đông đảo xã hội phương tây phát triển vượt trội hơn.

Âm nhạc truyền thống Việt Nam tuy không nhằm vào mục đích khiêu vũ nhưng người xưa vẫn nhận ra tầm quan trọng của nhịp trong việc học hành và trình tấu âm nhạc.

Theo Cầm học tầm nguyên của cụ phó bảng Minh Xuyên Hoàng Yến để lại : “Phàm học đờn trước hết muốn học bản nào thời cứ ca cho thuộc, nhịp cho đúng đã, rồi mới đem đờn ra đờn …Trong điệu đờn, nhịp là cái thước đo từng câu, nhờ nhịp mới phân tiết tấu …đã học đờn thời phải tập nhịp, có biết nhịp mới rõ dở hay. Nếu ca không tập, nhịp không rèn, mà đã muốn đờn cho liền thời cũng như thợ mộc đem cây gỗ về làm kèo, làm cột, thước tấc chưa đo, hình thức chưa đẽo mà đã mang bào vào mà bào vậy.”

Âm thanh đầu tiên con người nhận biết từ khi còn bào thai trong bụng mẹ là nhịp tim , nhịp thở của người mẹ . Điều này là trải nghiệm chung cho tất cả con người trên trái đất này không kể chủng tộc , giới tính hay tín ngưỡng . Nhưng rồi dòng đời cuốn trôi đến một lúc nào đó con người đã bị lạc nhịp cho nên đến với âm nhạc cũng chính là để tâm hồn trở về với tự nhiên . Trống djembe DFOLA là một trong những cách thuận tiện nhất giúp bạn thực hành điều này.


**7 điều phải xem xét trước khi chơi nhạc của người xưa, có điều cầu kỳ hoặc bây giờ khó thực hiện như phải xông trầm, phải có tri âm ,không được ồn ào …

5 chùm ca khúc trong chương trình Miền Phôi Pha

Đặc điểm trống djembe D.fola

Khách mời cuộc sống VTV1

Ngày ta xa nhau 

 

 

 

Back To Top